Mua nhà đất mà chưa tách thửa thì xử lý thế nào
Mua đất mà chưa tách thửa thì xử lý thế nào? - Nếu bạn mua đất nhưng chưa tách thửa thì có nghĩa việc chuyển nhượng chưa được hoàn tất. Để được sang tên trong trường hợp này, bạn phải đề nghị tách thửa, sau đó thực hiện thủ tục đăng ký biến động. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề này.
Theo quy định tại khoản 1 điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, với các trường hợp chuyển nhượng một phần thửa đất thì người sử dụng đất sẽ đề nghị với văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích chuyển nhượng. Công việc này sẽ thực hiện trước khi thực nộp hồ sơ thực hiện chuyển nhượng.
Việc chưa tách thửa đồng nghĩa với việc chưa đăng ký biến động vào trong sổ địa chính. Mặc dù một bên đã trả tiền và bên kia đã trao quyền sử dụng đất, nhưng theo pháp luật đất vẫn thuộc về người đứng trên giấy chứng nhận, dù bên được chuyển nhượng đã trả tiền. Để hoàn tất được thủ tục chuyển nhượng thì các bên tham gia cần phải thực hiện đề nghị tách thửa và thực hiện thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật.
1. Thủ tục tách thửa đất
1.1. Điều kiện tách thửa
Theo như quy định tại khoản 1 điều 188 Luật Đất Đai năm 2013. Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-GP và tại khoản 11 Điều 9 thông tư 24/2014/TT-BTNMT, quá trình tách thửa khi nhận chuyển nhượng phải đủ những điều kiện sau:
+ Có giấy chứng nhận .
+ Đất không thuộc diện tranh chấp .
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án của pháp luật .
+ Đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng .
1.2. Trình tự và thủ tục tách thửa
Bước 1: Nộp hồ sơ .Các hộ cá nhân, gia đình cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu 11/ĐK, được ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT
+ Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp
Nơi nộp hồ sơ: Các cá nhân, hộ gia đình có thể thực hiện theo 2 cách.
- Cách 1: Nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất .
- Cách 2: Nộp tại bộ phận 1 cửa ở UBND huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh .
Nếu chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp Huyện, nơi chưa có văn phòng đăng ký đất đai thì có thể nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Bước 4: Trả kết quả
1.3. Thời gian thực hiện
2. Quy trình thực hiện thủ tục sang tên
Sau khi tách thửa phần diện tích cần được chuyển nhượng các bên cần phải thực hiện thủ tục sang tên theo các bước sau :Để thực hiện thủ tục sang tên bạn cũng cần phải trải qua các bước theo quy định
Bước 1: Thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng . Nơi công chứng có thể là tổ chức hành nghề công chứng, hoặc công chứng tại UBND cấp xã nơi có đất.
Bước 2: Khai thuế thu nhập cá nhân và nộp lệ phí trước bạ : Cá nhân nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu số 03/BĐS- TNCN.
Theo quy định tại Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định về phí trước bạ thì cá nhân có tài sản là đất phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu đất. Lệ phí trước bạ cần phải chịu với mức thuế là 0.5%
Bước 3: Đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai
Trên đây là nội dung bài viết về cách xử lý việc mua đất nhưng chưa tách thửa cụ thể nhất. Nhà Đất Quý Tài Lộc hy vọng, thông qua nội dung bài viết này, bạn đọc sẽ nắm rõ được thủ tục tách thửa đất cũng như quy trình thực hiện thủ tục sang tên. Bạn lưu ý rằng việc chuyển nhượng chỉ có hiệu lực khi được đăng ký vào sổ địa chính nên các bên cần áp dụng theo đúng quy định, để tránh tranh chấp có thể xảy ra, chúc bạn thành công !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét