Quy trình thủ tục mua bán nhà đất có sổ đỏ, sổ hồng
Quy trình thủ tục mua bán nhà đất có sổ đỏ, sổ hồng. Khi thực hiện thủ tục mua bán nhà đất, những băn khoăn về thủ tục mua bán nhà đất có rườm rà không? Làm thủ tục mua bán nhà đất có khó khăn không? Hay có tốn nhiều thời gian không? Luôn là vấn đề được đặt ra trong trong đầu của những ai tiến hành thủ tục mua bán nhà đất. Đừng quá bất an nhé, mọi lo lắng của bạn sẽ được giải quyết dễ dàng với các bước hướng dẫn về thủ tục mua bán nhà đất mà Tdcland.com.vn sẽ mô tả như bên dưới đây.
Thủ tục mua bán nhà đất không bất di bất dịch mà thay đổi theo từng thời kì. Do đó người thực hiện thủ tục mua bán nhà đất cần phải liên tục cập nhật thông tin về Luật nhà đất. Để có những kiến thức, kĩ năng và chuẩn bị chu toàn.
Điều kiện để thực hiện thủ tục mua bán nhà đất được Pháp Luật công nhận gồm có:
1 / Đất không có tranh chấp đã được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận;
3 / Đất còn trong thời hạn sử dụng ;
4 / Việc chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê thì phải được đăng ký tại cơ quan quản lý đất đai và chính thức có hiệu lực khi đã có thông tin đăng ký trong sổ địa chính;(Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người sử dụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó) – Điều 50 Luật đất đai;
5 / Đối với từng loại đất cụ thể Pháp luật sẽ có những quy định riêng. Do vậy các điều kiện Pháp Luật quy định khác. Các giấy tờ liên quan cũng được quy định trong điều kiện thủ tục mua bán nhà đất;
II / . Thủ tục mua bán nhà đất bao gồm các bước sau:
Bước 1: Hợp đồng mua bán nhà đất
Bước đầu tiên trong thủ tục mua bán nhà đất là các bên mua bán đến lập hợp đồng mua bán nhà đất tại cơ quan công chứng. Để công chứng hợp đồng mua bán nhà đất, bên mua và bên bán cần chuẩn bị những giấy tờ sau được quy định trong thủ tục mua bán nhà đất.
1 / Bản chính giấy tờ tùy thân của bên mua và bên bán gồm:
2 / Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu còn thời hạn sử dụng;
3 / Sổ hộ khẩu gia đình;
4 / Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn) và giấy chứng nhận độc thân (nếu chưa kết hôn hoặc đã ly hôn);
Trường hợp có ủy quyền : thì văn bản ủy quyền phải được công chứng ở cơ quan pháp lý và người được ủy quyền cũng phải mang chứng minh nhân dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu và giấy chứng nhận trình trạng hôn nhân.
Một trong hai bên nộp hồ sơ mua bán khi làm thủ tục mua bán nhà đất tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (nếu đó là cá nhân). Nộp hồ sơ mua bán khi làm thủ tục mua bán nhà đất tại cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (nếu là tổ chức). Trường hợp chỉ bán một phần nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở thì phải kèm theo bản vẽ sơ đồ diện tích nhà ở, đất ở có thẩm tra của của cơ quan quản lý nhà ở nếu tại đô thị, có xác nhận của UBND cấp xã nếu tại nông thôn.
Căn cứ vào hồ sơ, hợp đồng trong thủ tục mua bán nhà đất, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác nhận thông tin và vị trí của bên mua, bên bán và khu đất giuao dịch. Sau đó gửi cho quan thuế để tiến hành xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Tiếp theo trong thủ tục mua bán nhà đất, khi nhận được thông báo nộp thuế, cơ quan quản lý đất đai/nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
Bước cuối cùng trong thủ tục mua bán nhà đất người sở hữu mãnh đất sau khi đã nộp thuế. Cần phải nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý nhà ở. Để nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Cần đặc biệt lưu ý khi làm thủ tục mua bán nhà đất
Để tránh trường hợp hồ sơ rườm rà, tốn thời gian khi làm thủ tục mua bán nhà đất. Hai bên làm thủ tục mua bán nhà đất nên tìm đến các cơ quan có thẩm quyền liên quan trong địa bàn tỉnh nơi có đất mua bán để giải quyết. Chẳng hạn như Văn phòng công chứng quyền sử dụng đất thuộc UBND cấp xã/huyện/tỉnh/thành phố, Bộ tài nguyên và môi trường, cơ quan thuế thuộc UBND cấp xã/huyên/tỉnh/thành phố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét