Thủ tục làm thừa kế nhà đất và những điều cần lưu ý
Nhà đất là một trong những tài sản thừa kế có giá trị rất lớn. Người nhận thừa kế phải thực hiện đầy đủ thủ tục sang tên sổ đỏ mới được pháp luật công nhận là chủ sở hữu. Trên thực tế, nhà đất thừa kế gặp phải rất nhiều vấn đề rắc rối khi làm thủ tục sang tên. Vì di chúc được thừa nhận dưới nhiều dạng khác nhau: di chúc bằng văn bản, di chúc miệng. Hầu hết, những người để lại di chúc đề đã chết, vì vậy việc sang tên phải cần có những văn bản hợp pháp hoặc có người làm chứng (nếu là di chúc miệng).
Điều kiện để được thực hiện thủ tục làm sổ đỏ thừa kế
Trước khi lập hồ sơ và tiến hành thủ tục làm sổ đỏ thừa kế, người thừa kế phải chắc chắn di chúc có hiệu lực. Theo Điều 627 Bộ luật dân sự 2015, hình thức của di chúc được quy định như sau: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Trong trường hợp nếu không thể lập văn bản vẫn có thể lập di chúc miệng. Di chúc miệng sẽ được công nhận khi đáp ứng đủ các quy định tại 629 Bộ luật dân sự 2015:
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Chuẩn bị hồ sơ sang tên sổ đỏ thừa kế
Khi di chúc bằng văn bản được xác nhận có hiệu lực và di chúc bằng miệng được người làm chứng ghi chép lại thành văn bản, ký tên và cơ quan có thẩm quyền xác định. Người được hưởng thừa kế có thể tiến hành lập hồ sơ xin sang tên sổ đỏ.Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) người được hưởng thừa kế phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sở sử dụng
Giấy tờ về quyền hưởng di sản thừa kế
- Trường hợp 1: Hưởng thừa kế theo di chúc.
1 / Di chúc hợp pháp
2 / Biên bản mở di chúc có người chứng kiến và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất
- Trường hợp 2: Hưởng thừa kế theo pháp luật.
1 / Bản án, quyết định của Tòa án.
2 / Văn bản thỏa thuận của các đồng thừa kế, có xác nhận của UBND cấp xã hoặc Phòng/Văn phòng công chứng về việc hưởng thừa kế.
- Trường hợp người thừa kế là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;
- Trường hợp có nhiều người cùng hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng từ chối hưởng thì phải có văn bản từ chối hưởng quyền thừa kế.
Dựa vào những điều kiện để cấp sổ đỏ đã được pháp luật quy định. Người thừa kế chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cá nhân có liên quan để hồ sơ sớm được chấp nhận mà không tốn nhiều thời gian bổ sung. Trước khi nộp hồ sơ, nếu người làm đơn chỉ được thừa kế một phần thửa đất thì phải đề nghị Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích được hưởng thừa kế.
Quy trình thủ tục làm sổ đỏ thừa kế
Đơn vị chức năng sẽ xử lý theo các bước sau đây:
2 / Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp
3 / Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất
4 / Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
5 / Trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Tổng thời gian thực hiện sẽ là không quá 10 ngày kể từ thời điểm hồ sơ hợp lệ. Kết quả sẽ được trả cho người dân sau không quá 3 ngày kể từ ngày có kết quả.
Làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc có được không?
Theo Điều 676 Bộ luật Dân sự, nhà đất thừa kế không có di chúc sẽ được chia như sau:
- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Các khoản lệ phí phải nộp khi làm thủ tục sang tên sổ đỏ thừa kế
Người thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ thừa kế có nghĩa vụ nộp đầy đủ các khoản chi phí theo quy định. Mức thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ phải đóng như sau:
1 / Mức thuế phải nộp: 10% giá trị bất động sản được nhận thừa kế
2 / Mức lệ phí phải nộp: 0.5% giá trị bất động sản được nhận thừa kế
3 / Lệ phí địa chính: Mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định
Một số trường hợp không phải đóng thuế và lệ phí trước bạ khi thực hiện thủ tục làm sổ đỏ thừa kế nếu là là thừa kế nhà đất giữa: Vợ với chồng; Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; Cha chồng, mẹ chồng với con dâu; Cha vợ, mẹ vợ với con rể; Ông nội, bà nội với cháu nội; Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; Anh, chị, em ruột với nhau.
1 . Mua bán nhà đất tại xã Xuân Hưng
2 . Bán Vườn rẫy, đất Nông xã Xuân Hưng
3 . Mua bán nhà đất tại Xuân Tâm
4 . Bán Vườn rẫy, đất Nông nghiệp xã Xuân Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét